Chi tiết địa điểm
Hội gia sư
Hội gia sư

Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng


Hải Châu - Đà Nẵng

Hội gia sư
Số lần xem: 1053 lượt

Trường Đại học Bách Khoa

EmailInPDF.
 

Năm thành lập

1975

Loại hình

Trường Đại học Kỹ thuật

Hiệu trưởng

PGS. TS Lê Kim Hùng

Địa chỉ

54 - Nguyễn Lương Bằng, T.P Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại

+84-(0)511-842308

Website

http://www.dut.edu.vn/

Đại học Bách khoa Đà Nẵng (tên tiếng Anh: Danang University of Technology) - tiền thân là Viện Đại học Đà Nẵng được thành lập từ năm 1975 - hiện là một trong 7 trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Đại học Bách khoa Đà Nẵng là một trong 3 trường đại học bách khoa chuyên đào tạo kỹ sư đa ngành, đa lĩnh vực của cả nước, cung cấp nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng. Là trường đại học kỹ thuật duy nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đại học Bách khoa Đà Nẵng có chức năng đào tạo kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành kỹ thuật và công nghệ. Đào tạo cử nhân các ngành sư phạm kỹ thuật. Tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng cho trường Cao đẳng Công nghệ và trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hàng đầu khu vực, góp phần phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

1. Lịch sử

Khu Hiệu bộ - Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng tiền thân là Viện Đại học Đà Nẵng, được thành lập năm 1975 và chính thức mang tên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng từ năm 1976.

Các giai đoạn phát triển chính:

Viện Đại học Đà Nẵng

  • Ngày 15 tháng 7 năm 1975, Viện Đại học Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 66/QĐ của Uỷ ban Nhân dân Cách mạng khu Trung Trung Bộ. Bao gồm các khoa: khoa Dự bị, khoa Điện, khoa Cơ khí và khoa Kinh tế.

Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

  • Tháng 10 năm 1976, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 426/TTg thành lập trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trên cơ sở của Viện Đại học Đà Nẵng. Thành lập khoa Cơ bản, khoa Xây dựng.
  • Năm 1978, thành lập khoa Hoá.
  • Năm 1986, khoa Kinh tế tách ra thành phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
  • Năm 1988, thành lập khoa Năng lượng.

Trường Đại học Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng

  • Năm 1994, theo nghị định số 32/CP ngày 4 tháng 4 năm 1994 của chính phủ thành lập Đại học Đà Nẵng, trong đó trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trở thành trường Đại học Kỹ thuật - một trong những trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Trường Đại học Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng bao gồm các khoa kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kế thừa từ trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Khuôn viên chính - Đại học Bách khoa Đà Nẵng

  • Năm 1995, khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, khoa Xây dựng Cầu - Đường và khoa Xây dựng Thuỷ lợi - Thuỷ điện được hình thành. Thành lập các khoa Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh, khoa Cơ sở Kỹ thuật và khoa Công nghệ Thông tin - Điện tử Viễn thông.
  • Năm 1997, thành lập khoa Sư phạm Kỹ thuật.
  • Năm 1999, Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) đi vào hoạt động.

Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

  • Năm 2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 1178/QĐ-BGD&ĐT-TTCB đổi tên trường Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng thành trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng. Khoa Công nghệ Thông tin - Điện tử Viễn thông được tách ra thành lập hai khoa mới: khoa Công nghệ Thông tin và khoa Điện tử - Viễn thông.
  • Năm 2005, khoa Cơ khí Giao thông được thành lập.
  • Năm 2006, Chương trình đào tạo Đại học tiên tiến Advanced Program đi vào hoạt động.
  • Năm 2007, thành lập hai khoa mới: khoa Môi trường và khoa Quản lý Dự án.

2. Hiệu trưởng qua các thời kỳ

STT

Hiệu trưởng

Thời gian

Chức vụ hiện nay

1

PGS. TS Lý Ngọc Sáng

1975 – 1988

Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh

2

GS. TSKH Phan Kỳ Phùng

1988 – 1995

Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

3

PGS. TS Phạm Phú Lý

1995 – 2004

Hiệu trưởng trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng

4

GS. TSKH Bùi Văn Ga

2004 – 2006

Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo

5

PGS. TS Trần Văn Nam

2006 – 2010

Giám đốc Đại học Đà Nẵng

6

PGS. TS Lê Kim Hùng

2010 - nay

Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

3. Đội ngũ giảng viên

Trường hiện có đội ngũ giảng viên với 480 cán bộ, công chức, trong đó có 20 Giáo sư và Phó Giáo sư, 61 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 120 Thạc sĩ, 135 Giảng viên cao cấp và Giảng viên chính, 160 Giảng viên. Đây là lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay trường đang cử nhiều lượt cán bộ giảng dạy du học ở nước ngoài để lấy bằng Tiến sĩ và Thạc sĩ.

4. Cơ sở vật chất

Diện tích khuôn viên trường 148.000m². Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên nhà trường ngày càng phát triển. Với 1 khu nhà hiệu bộ, 5 khu giảng đường với hơn 120 phòng học, 60 phòng thí nghiệm, 8 xưởng thực tập và 6 phòng máy vi tính với hơn 600 máy hoạt động thường xuyên. Các thiết bị như máy đèn chiếu, LCD Projector, máy tính, hệ thống âm thanh...được trang bị đến từng khoa. Nhiều xưởng thực tập, phòng thí nghiệm chuyên đề đã được lắp đặt các trang thiết bị và công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến trên Thế giới. Thư viện điện tử lớn và hiện đại nhất miền Trung đã được đầu tư và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, góp phần đắc lực để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên nhà trường. Bên cạnh đó, hệ thống ký túc xá, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, căn tin... cũng được xây dựng đồng bộ và khép kín, đảm bảo tốt nhất nhu cầu sinh hoạt và giải trí của sinh viên.

5. Tổ chức

Hiện tại trường có 4 phòng chức năng, 2 tổ trực thuộc, 13 khoa chuyên ngành, chương trình đào tạo đại học tiên tiến (ECE) và đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV).

Khuôn viên Khu F - Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Danh sách các phòng, tổ và khoa chuyên ngành:

- Phòng Đào tạo

- Khoa Nhiệt - Điện lạnh

- Phòng Công tác Sinh viên

- Khoa Cơ khí Giao thông

- Phòng Hành chính Tổng hợp

- Khoa Sư phạm Kỹ thuật

- Phòng Khoa học SĐH & HTQT

- Khoa Công nghệ Thông tin

- Tổ Đảm bảo Chất lượng Giáo dục

- Khoa Điện tử – Viễn thông

- Tổ Tài vụ

- Khoa Xây dựng Cầu - Đường

- Khoa Hóa

- Khoa Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện

- Khoa Điện

- Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

- Khoa Cơ khí

- Chương trình đào tạo ĐH tiên tiến (ECE)

- Khoa Môi trường

- Chương trình ĐT Kỹ sư Chất lượng cao

- Khoa Quản lý Dự án

        

6. Các trung tâm trực thuộc

Thư viện điện tử - Đại học Bách khoa Đà Nẵng

  • Trung tâm Thông tin - Học liệu
  • Trung tâm Nghiên cứu Điện - Điện tử
  • Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường
  • Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Tự động hóa
  • Trung tâm Nghiên cứu & Triển khai thiết bị Nâng chuyển
  • Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị Áp lực và Năng lượng mới
  • Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Thiết bị và Công nghệ Cơ khí
  • Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông
  • Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Tư vấn kỹ thuật Nền móng - Công trình
  • Trung tâm Khoa học Công nghệ và Tư vấn đầu tư 
  • Trung tâm Thí nghiệm Công trình Xây dựng
  • Trung tâm Thí nghiệm Công nghệ Hóa học

7. Quy mô và Hệ thống đào tạo

Khuôn viên Khu A - Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Hàng năm Trường tuyển sinh mới khoảng 3.000 sinh viên hệ chính quy và hơn 6.000 sinh viên hệ không chính quy. Hiện có gần 30.000 sinh viên theo học các hệ tại trường. Phương thức đào tạo được thực hiện theo hình thức tín chỉ.

Hệ thống đào tạo của nhà trường bao gồm các bậc học:

  • Tiến sĩ - đào tạo 10 chuyên ngành:

TT

Chuyên ngành

TT

Chuyên ngành

01

Cơ học Kỹ thuật

06

Mạng và Hệ thống Điện

02

Công nghệ Chế tạo máy

07

Công nghệ Thực phẩm và đồ uống

03

Công nghệ và Thiết bị Nhiệt

08

Công nghệ Sinh học Thực phẩm

04

Công nghệ và Thiết bị Lạnh

09

Phát triển Nguồn nước

05

Kỹ thuật Động cơ Nhiệt

10

Chỉnh trị Sông và bờ biển

  • Thạc sĩ - đào tạo 12 chuyên ngành:

TT

Chuyên ngành

TT

Chuyên ngành

01

Công nghệ Chế tạo máy

07

Công nghệ Thực phẩm và đồ uống

02

Công nghệ Nhiệt

08

Mạng và Hệ thống Điện

03

Công nghệ Silicat

09

Tự động hóa

04

Khoa học Máy tính

10

Kỹ thuật Điện tử

05

Kỹ thuật Ô tô - Máy kéo

11

Kỹ thuật Động cơ Nhiệt

06

Xây dựng Công trình biển

12

Tưới tiêu cho Cây trồng

  • Đại học -  đào tạo 30 chuyên ngành: 

Khuôn viên Khu B - Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

 

STT

Tên ngành

Khoa quản lý

1

Kỹ thuật điện

Điện

2

Điện tử - Viễn thông

Điện tử - Viễn thông

3

Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh

Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh

4

Kỹ thuật năng lượng & môi trường

Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh

5

Công nghệ Thông tin

Công nghệ Thông tin

6

Cơ khí Chế tạo máy

Cơ khí

7

Cơ Điện tử

Cơ khí

8

Cơ khí Động lực

Cơ khí Giao thông

9

Kỹ thuật tàu thủy

Cơ khí Giao thông

10

Công nghệ hóa học - Dầu và Khí

Hóa

11

Công nghệ Vật liệu - Polymer

Hóa

12

Công nghệ Vật liệu - Silicat

Hóa

13

Công nghệ Sinh học

Hóa

14

Công nghệ Thực phẩm

Hóa

15

Công nghệ Môi trường

Môi trường

16

Quản lý Môi trường

Môi trường

17

Kinh tế Xây dựng & Quản lý dự án

Quản lý dự án

18

Quản lý Công nghiệp

Quản lý dự án

19

Sư phạm Kỹ thuật Điện - Điện tử

Sư phạm Kỹ thuật

20

Sư phạm Kỹ thuật Điện tử - Tin học

Sư phạm Kỹ thuật

21

Xây dựng Cầu Đường

Xây dựng Cầu Đường

22

Vật liệu & Cấu kiện xây dựng

Xây dựng Cầu Đường

23

Kiến trúc

Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp

24

Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp

Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp

25

Xây dựng Công trình thủy

Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện

26

Tin học xây dựng

Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện

27

Sản xuất tự động

PFIEV

28

Tin học công nghiệp

PFIEV

29

Điện tử Viễn thông - Hệ thống số

Điện tử - Viễn thông

30

Hệ thống nhúng

Điện

  • Liên thông CĐ - ĐH - đào tạo 10 chuyên ngành:

TT

Chuyên ngành

TT

Chuyên ngành

01

Cơ khí Chế tạo

06

Điện Kỹ thuật

02

Cơ khí Động lực

07

Công nghệ Thông tin

03

Công nghệ Hoá học

08

Điện tử - Viễn thông

04

Công nghệ Môi trường

09

Xây dựng Cầu - Đường

05

Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh

10

Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

8. Hợp tác đào tạo

Trường có quan hệ hợp tác đào tạo với trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Xây dựng cùng nhiều trường đại học, viện nghiên cứu khác trong nước. Hiện nay trường đang liên kết đào tạo với 12 trung tâm Giáo dục thường xuyên của tất cả các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên, từ Quảng Trị đến Ninh Thuận, Lâm Đồng, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ cho phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Ngoài ra, nhà trường cũng đang đào tạo nhiều lớp hệ cử tuyển theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Hợp tác quốc tế

Trong hợp tác quốc tế, trường có mối quan hệ truyền thống với các trường đại học uy tín trên thế giới như: Đại học Washington (Hoa Kỳ), Đại học Bách khoa Quốc gia Grenoble, Đại học Trung tâm Lyon, Đại học Joseph Fourier (Pháp); Đại học Montréal, Đại học Québec (Canada); Đại học Osaka, Đại học Kỹ thuật Nagaoka (Nhật Bản); Đại học Nanyang (Singapore); Học viện Công nghệ Châu Á AIT (Thái Lan)... Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo - Đại học Đà Nẵng với các trường đại học thuộc Pháp, trường đã thực hiện chương trình đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao (PFIEV) cho hai chuyên ngành: Tự động hóa Quá trình sản xuất và Truyền thông Máy tính; Chương trình đào tạo song ngữ thuộc hiệp hội các trường Đại học Pháp ngữ (AUF) áp dụng cho kỹ sư ngành Công nghệ Hóa dầu và Khí; Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ Thông tin tăng cường tiếng Pháp (FUFTI). Từ năm học 2006 - 2007, theo chương trình đào tạo tiên tiến tại các trường đại học trọng điểm được Chính phủ Việt Nam đầu tư và chỉ đạo thực hiện, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng liên kết với trường Đại học Washington đào tạo Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (ECE) chuyên ngành Hệ thống số. Đồng thời xúc tiến hợp tác với trường Đại học Kỹ thuật Nagaoka đào tạo kỹ sư các chuyên ngành Xây dựng.

10. Thành tích đào tạo

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập

  • Trải qua hơn 30 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã đào tạo được hơn 40.000 kỹ sư thuộc nhiều chuyên ngành kỹ thuật và công nghệ cho Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Nhiều sinh viên tốt nghiệp của trường đã và đang giữ những cương vị quản lý, chuyên gia đầu ngành của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế ở Thành phố Đà Nẵng, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
  • Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1981), Huân chương Lao động hạng Nhì (1991 và 2001), Huân chương Lao động hạng Nhất (2005) và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng...

Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình trong hệ thống giáo dục đại học quốc gia, và đang nỗ lực xây dựng cho mình một học hiệu chất lượng, phấn đấu trở thành một trong những trường đại học trọng điểm có uy tín hàng đầu ở Việt Nam.

Hội gia sư
  • Địa chỉ: 41 Lê Duẩn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0511 3842308
  • Email: hcth.dhbk@dut.udn.vn
  • Website: http://www.dut.edu.vn/
Hội gia sư
  • Mã tỉnh: Đang cập nhật
  • Mã trường: DDK
  • Khu vực: Đang cập nhật

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

STT Bậc đào tạo Chuyên ngành đào tạo
1 Đại học Công nghệ chế tạo máy
2 Đại học Công nghệ Sinh học
3 Đại học Công nghệ thông tin
4 Đại học Công nghệ thực phẩm
5 Đại học Kiên trúc
6 Đại học Kinh tế xây dựng
7 Đại học Kỹ thuật cơ khí
8 Đại học Kỹ thuật cơ, điện tử
9 Đại học Kỹ thuật công trình xây dựng
10 Đại học Kỹ thuật Địa chất - Dầu khí
11 Đại học Kỹ thuật điện tử, truyền thông
12 Đại học Kỹ thuật điện, điện tử
13 Đại học Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
14 Đại học Kỹ thuật môi trường
15 Đại học Kỹ thuật tài nguyên nước
16 Đại học Kỹ thuật tàu thủy
17 Đại học Kỹ thuật Vật liệu
18 Đại học Quản lý công nghiệp
19 Đại học Quản lý tài nguyên và môi trường
20 Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Công Nghiệp
Hội gia sư   Hội gia sư
Hội gia sư
Hội gia sư