Tin Giáo Dục  

Bí quyết học tiếng Anh của nữ sinh “nói” 7 thứ tiếng


Sau clip “nói” 7 thứ tiếng, Trần Khánh Vy một lần nữa nổi tiếng trên mạng xã hội vì khả năng nói tiếng Anh lưu loát cùng màn trình diễn rap ấn tượng trong một chương trình truyền hình.



Clip phỏng vấn ngắn Trần Khánh Vy lớp 12C5 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, trong chương trình 8 IELTS phát trên kênh VTV7 hiện đang nhận được nhiều lượt xem và chia sẻ từ cộng đồng mạng.

Trong clip, Vy chia sẻ một số điều về bản thân với phong cách tự tin, tiếng Anh giọng Mỹ tự nhiên và khả năng đọc "rap" tiếng Anh rất bất ngờ. 

Vy cho biết, sau khi chương trình phát sóng, em nhận được nhiều lời khen cũng như những góp ý, sửa lỗi về cách phát âm, tốc độ nói, cách dùng từ tiếng Anh… “Bản thân em rất biết ơn những góp ý của mọi người để cải thiện khả năng nói tiếng Anh của mình hơn”, Vy nói.

Năng khiếu chỉ là một phần rất nhỏ

Vy cho biết từ hồi 4, 5 tuổi, Vy đã được nghe nhạc và xem phim Anh, Mỹ nên sớm có hứng thú và niềm yêu thích với tiếng Anh. Khi lớn thêm, Vy nhận thấy mình có một chút năng khiếu ngoại ngữ, nhất là khả năng bắt chước ngữ điệu của các diễn viên trong phim. Vy bắt đầu xem tiếng Anh như sở thích của mình thay vì chỉ là một môn học ở trường.

“Thế nhưng năng khiếu chỉ là một phần lợi thế rất nhỏ khi học tiếng Anh. Nhiều người không có năng khiếu nhưng học tiếng Anh rất giỏi”, Vy nói.

Vy cho rằng, điều quan trọng nhất là phải siêng năng, chủ động và chăm học hỏi. Việc chăm học ở đây tức là không chỉ học những kiến thức trên trường mà còn phải tự học hỏi qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo đài, mạng xã hội… Theo Vy, khả năng tự học rất quan trọng.

“Phải tự tạo cho mình một môi trường ngoại ngữ, một không gian thoải mái mà mình có thể tiếp cận và sử dụng tiếng Anh thường xuyên. Nhiều người hỏi em sao bắt chước giọng nói người nước ngoài giống thế, em thật không có bí quyết gì cả. Ngay từ nhỏ em đã thích bắt chước như vậy rồi. Em nghĩ là do em nghe nhiều nên dần dần quen và phát âm giống thôi. Và theo em, việc tiếp cận ngoại ngữ càng sớm thì càng tốt”, Vy chia sẻ.

Ngoài giờ học ở trường và tham gia học bồi dưỡng học sinh giỏi, Vy còn tham gia câu lạc bộ tiếng Anh để thực hành. Với sở trường làm MC, Vy tham gia dẫn chương trình cho một số sự kiện của câu lạc bộ. Khi về nhà, Vy đọc sách, báo, xem phim và nghe nhạc tiếng Anh.

Học ngoại ngữ để hiểu biết về văn hóa

Vy nhận định hiện nay Việt Nam đã và đang tiếp tục gia nhập nhiều cộng đồng chung của thế giới, sự hội nhập diễn ra ngày càng sâu sắc hơn. Đối với Vy, biết ngoại ngữ là mở một cánh cửa giúp bản thân dễ dàng kết nối với mọi người, hiểu biết và trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau.

“Năm ngoái, em được học tiếng Anh với một giáo viên gốc Việt nhưng sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Nhờ ngoại ngữ mà chúng em có cơ hội giao tiếp, giới thiệu văn hóa Việt Nam cho thầy. Các dịp lễ như ngày Nhà giáo Việt Nam hay Tết, chúng em mời thầy những món ăn truyền thống của Việt Nam, sao cho thầy cảm nhận được nét dân tộc Việt trong đó. Lớp em đều rất vui và điều đó đã trở thành một kỉ niệm”, Vy kể.

Theo Vy, việc biết ngoại ngữ còn giúp bản thân tra cứu những tài liệu tiếng Anh dễ dàng. Vy nói, “đôi khi, việc học trên trường không đủ, mình phải đọc thêm bên ngoài trong khi tài liệu tiếng Việt lại thiếu. Nhờ tiếng Anh mà em sử dụng máy tính thuận tiện hơn, dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn kiến thức hơn, học được nhiều hơn”.

“Ban đầu em thi IELTS là để thử sức bản thân xem trình độ tiếng Anh mình đến đâu chứ không có ý định du học. Vì khi du học có rất nhiều điều phải cân nhắc, về khả năng tài chính của gia đình, về khả năng thích nghi môi trường mới, về ngành nghề và trường…

Ở Việt Nam em còn có nhiều điều thú vị muốn thử sức mình lắm. Vì em có xu hướng thích các ngành liên quan đến xã hội hay ngoại giao nên em đang suy nghĩ thêm về nghề nghiệp tương lai. Em mới học cấp 3 nên cần trải nghiệm nhiều hơn nữa”, Vy hào hứng chia sẻ.


Tin liên quan  
Phụ huynh Sài Gòn cùng con 'chạy đua' vào lớp 6 trường điểm
Phụ huynh Sài Gòn cùng con 'chạy đua' vào lớp 6 trường điểm Trước ngày tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2016-2017, nhiều cha mẹ ở TP HCM đang "chạy đua" cùng con vào các trường điểm.
GS Trần Văn Thọ: Quá nhiều nhận thức sai lầm về bằng tiến sĩ
GS Trần Văn Thọ: Quá nhiều nhận thức sai lầm về bằng tiến sĩ Học tiến sĩ không phải để đào tạo nhà quản lý hoặc lãnh đạo; luận án tiến sĩ không nhằm nghiên cứu vấn đề thực tiễn áp dụng ngay cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Phụ huynh Sài Gòn băn khoăn chọn trường tư cho con
Phụ huynh Sài Gòn băn khoăn chọn trường tư cho con Chọn trường THPT tư thục chất lượng cho con đang là bài toán khó với nhiều phụ huynh học sinh lớp 9 tại TP HCM.
Ba thách thức với tân Bộ trưởng Giáo dục
Ba thách thức với tân Bộ trưởng Giáo dục Vấn đề học thật và thi thật, tự do học thuật và dân chủ trong nhà trường là ba thách thức đối với tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, theo giảng viên Đại học Bách khoa Đào Tuấn Đạt.
Sinh viên Sư phạm được miễn học phí đến năm 2021
Sinh viên Sư phạm được miễn học phí đến năm 2021 (Dân trí) - Trong số những đối tượng không phải đóng học phí từ nay đến năm 2021 gồm có: Học sinh tiểu học trường công lập; học sinh, sinh viên ngành Sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước.
Bí quyết học tiếng Anh của nữ sinh “nói” 7 thứ tiếng
Bí quyết học tiếng Anh của nữ sinh “nói” 7 thứ tiếng Sau clip “nói” 7 thứ tiếng, Trần Khánh Vy một lần nữa nổi tiếng trên mạng xã hội vì khả năng nói tiếng Anh lưu loát cùng màn trình diễn rap ấn tượng trong một chương trình truyền hình.
Tâm thư giáo viên gửi tân Bộ trưởng Giáo dục gây sốt
Tâm thư giáo viên gửi tân Bộ trưởng Giáo dục gây sốt Tăng tiền lương, bỏ Thông tư 30, giảm sổ sách, bỏ thi giáo viên... là những tâm nguyện gửi tới tân Bộ trưởng Giáo dục đang được hàng nghìn giáo viên chia sẻ.
Suy Nghĩ về việc dạy Tin học – Hồ Đắc Phương
Suy Nghĩ về việc dạy Tin học – Hồ Đắc Phương Ở Đại học, tôi thường được phân công giảng dạy sinh viên năm thứ 2, thứ 4 và hướng dẫn khóa luận. Do công việc kiêm nhiệm phụ trách dạy môn Tin học cho trường THPT Chuyên KHTN, tôi có điều kiện trực tiếp sử dụng các học liệu dành cho cấp 3, quen biết và có đôi chút hiểu biết về tình hình dạy Tin học ở cấp 3 ở nhiều địa phương trên cả nước.
Giải pháp giúp sinh viên nâng cao năng lực tự học
Giải pháp giúp sinh viên nâng cao năng lực tự học GD&TĐ - Giảng viên Phạm Thị Thanh Hằng - Khoa Tiểu học - Mầm non (Trường ĐH Đồng Tháp) chia sẻ giải pháp bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên năm thứ nhất ngành Giáo dục tiểu học.
Trao đổi: Phương pháp tự học tốt các môn Lý luận - Chính trị
Trao đổi: Phương pháp tự học tốt các môn Lý luận - Chính trị Dạy và học là hai quá trình nằm trong một thể thống nhất biện chứng. Thầy dạy – trò học, dạy như thế nào sẽ có cách học tương ứng. Thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng không thể phát huy được tư duy sáng tạo của sinh viên, với tính chủ động cao trong học tập khi giảng viên sử dụng phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức.